Tuần trước, thấy sắp mưa, nghĩ lại thấy đất trồng tụi lan huệ giữ nước hơi nhiều nên chột dạ lấy trấu với than ra trộn thêm vào cho mau thoát nước, trộn thêm mấy thứ đó vào đã đành.. mình lại quất luôn 4 lạng Dynamic Lifter vào :((((((((((((((( 3 ngày sau thấy mấy ẻm bị đứng lá, điều không bình thường sau khi mình tưới Urea :(( ( mỗi lần tưới vào lại ra thêm 1 cái lá :)) ) bèn nhổ tụi nó lên, ôi mẹ ơi, cảm giác sợ hãi nhất là khi nhổ lên . Bình thường nhổ tụi lan huệ này lên phải kèm theo cả chậu đất vì rễ tốt, bao hết cả chậu, nay thì... củ đường củ; đất đường đất. RỄ THỐI HẾT TRƠN LUÔN RỒI :((
Tội nhất là Evergreen và Alfresco.. Evergreen thì bản thân đã không hạp khí hậu rồi lại bị úng rễ, thế là em sẽ bị teo tóp đi rất nhiều. Alfresco thì đang nuôi con và ... lá ( tới cả 10 cái lá :| ). củ thiếu nước.. lá mềm xèo ngả nghiêng trông thấy thương :(((
Vậy nên mình lại phải bỏ cả buổi sáng để nhổ tụi nó lên lại và trộn đất trồng lại cho tụi nó. Từ nay mình xin chừa sẽ không bón Dynamic Lifter quá nhiều cho lan huệ nữa :((((
vừa phát hiện là đám huệ mưa trồng trong xơ dừa 100% rễ rất "ngon lành cành đào" tiếc thay mình lại chả còn bao xơ dừa nào nữa, sắp thi cử nên cũng chả đi mua nữa đành trộn thêm đất thịt vào.
Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013
Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013
Đôi điều về đất trồng cho lan huệ.
Đầu tiên, đất trồng lan huệ đề cập ở đây là đất trồng cho củ Lan Huệ lớn hoặc ở tuổi teen.
I/ Đất trồng lan huệ trong chậu:
I/ Đất trồng lan huệ trong chậu:
Lan huệ có một bộ rễ có thể gọi là hơi mọng nước, rất dễ bị úng thối khi đất bị ngậm nước lâu. Với việc trồng trong chậu làm cho sự thoát nước bị hạn chế, đất trồng phải đảm bảo thoát nước nhanh hoặc chí ít là không giữ nước hoặc đơn giản hơn là chậu trồng có nhiều lỗ để thoát nước. Việc chọn đất trồng lan huệ tùy theo điều kiện chăm sóc, sở thích của mỗi người. Ví dụ:Thực tế mình là một đứa thích tưới cây, bón phân liên tục, nếu mình chọn đất giữ nước nhiều và không thoáng thì đám lan huệ của mình sẽ đi tong một cách nhanh chóng, thay vào đó bây giờ mình đang sử dụng hỗn hợp vỏ trấu trộn với xơ dừa hoặc đất bình thường với tỉ lệ vỏ trấu luôn nhiều hơn đám còn lại ( đừng dại mà cho tỉ lệ vỏ trấu ít hơn như vậy sẽ 100% phản tác dụng- đã trộn thì phải trộn nhiều, có ít trấu thì đừng ham hố trộn thì tốt hơn ). Xơ dừa là một loại chất trồng giữ nước tốt, tro trấu sẽ thoáng nên dù tưới nhiều sẽ không sợ đất trồng bị bí thở :)) thế nhưng có một hạn chế là vỏ trấu sau một thời gian thì sẽ mục và giữ nước có khi còn ghê gớm hơn xơ dừa nhưng đến lúc mục thì mình nghĩ bộ rễ của cây đã rất nhiều và tốt, sẽ hấp thụ nước nhanh hơn lúc đầu nên không nguy hiểm cho lắm. Nhưng với một số bạn trồng lan huệ mà điều kiện không cho phép tưới thường xuyên thì cũng đừng nên trộn trấu vào chi cho mệt, chỉ cần chọn một cái chậu có lỗ thoát nước tốt và đất trồng bình thường ( nhưng khi tưới thì đất trồng không được giữ nước quá lâu) là được, củ huệ vẫn phát triển tốt như thường.
II) Trồng thẳng vào đất không dùng chậu:
cái này thì vô tư mình nhĩ đất nào cũng được, miễn sao đủ nắng, đủ dinh dưỡng cho nó phát triển.
cái này thì vô tư mình nhĩ đất nào cũng được, miễn sao đủ nắng, đủ dinh dưỡng cho nó phát triển.
Còn dành riêng cho lan huệ con mới gieo hạt.
Đây là chút kinh nghiệm mình rút ra được từ việc gieo hạt của mình, trái với lan huệ đã lớn, lan huệ con rễ thường chỉ có 1 cọng và nhỏ. nếu dùng đất trồng thoáng như hỗn hợp trấu với xơ dừa như trên kia thì rất chậm phát triển vì rễ của nó thường xuyên bị khô vì đất trồng quá thoáng. Nói chung với lan huệ gieo hạt thì nên chọn hỗn hợp đất mịn là được, đất giữ nước tốt thì rễ sẽ mau mọc và cây sẽ phát triển mạnh hơn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)